Kỹ thuật Ngựa trong chiến tranh ở Đông Á

Ở phương Đông, người Trung Quốc đã được coi như đã đóng góp nhiều phát minh quan trọng của kỵ thuật gồm cách thắng ngựa hữu hiệu bằng ức (breast-strap harnessing system), bàn đạp chân (stirrup) và vòng cổ (collar), trên thực tế những thay đổi đó đã làm cho kỹ thuật chiến tranh đi vào một giai đoạn mới, có ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh lịch sử của thế giới. Việc phát minh ra cách thắng ngựa bằng vòng ức (breast-strap harnessing system), hay bàn đạp chân cũng quan trọng không kém gì việc làm được giấy và tìm ra thuốc súng. Bàn đạp hai bên xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ tư sau CN và từ đó lan rộng ra nhiều nơi khác kể cả các nước ngoài như Đại Hàn, Nhật BảnViệt Nam.

Người Mông Cổ rất thành thạo trong nghệ thuật bao vây và thường sử dụng cung tên khi đang trên lưng ngựa. Việc vừa phi ngựa với tốc độ cao vừa bắn tên hay xoay người bắn ngược chính xác vào kẻ thù đang truy đuổi là việc bất kì kỵ binh Mông Cổ nào cũng có thể làm được. Họ giống những con sói hoang trên chiến trường, sinh ra trên lưng ngựa và sinh ra là để giết chóc, tàn phá. Các hiệp sĩ khắp một dải Châu Âu, những kỵ binh Muslim của các vương quốc hồi giáo, chiến binh Slavic của Nga, binh lính đông đảo của Trung Quốc không nơi nào chống đỡ được vó ngựa của dân Mông Cổ từ đó kỵ binh Mông Cổ là lực lượng kỵ binh thành công nhất trong lịch sử nhân loại.